Lịch sử – đó là công cụ

Andrei Fursenko: “Lịch sử nước Nga – đó là một môn học rất phức tạp”

Vladimir Tikhomirov (Ogoniok)
Lưu Hải Hà (NuocNga.net) dịch


Vào tháng 6/2007 tổng thống Nga Vladimir Putin cùng với các thành viên tham dự Hội nghị các giảng viên các môn khoa học xã hội toàn Nga diễn ra ở Matxcơva đã thảo luận về sách giáo khoa lịch sử thế hệ mới sẽ ra sao. Điều gì có thể thay đổi trong việc giảng dạy môn lịch sử? Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Nga, ông Andrei Fursenko chia sẻ với tạp chí Ogoniok.

– Thưa ông Andrei Aleksandrovich, chúng ta tập hợp các thầy giáo từ khắp nước Nga tới một cuộc hội thảo to lớn như thế để làm gì?

– Tôi cho rằng những cuộc gặp gỡ như thế là rất bổ ích, vì những cuộc gặp gỡ này cho chúng tôi khả năng giao lưu với các đồng nghiệp, chia sẻ tự do những ý kiến về các vấn đề nóng hổi trong cải cách giáo dục. Hiện nay trong các trường học Nga là một thời điểm quan trọng bậc nhất – chúng ta chuẩn bị thông qua các chuẩn mực đào tạo thế hệ thứ hai. Nói một cách đơn giản, giáo dục đang chuyển biến từ “một thứ đóng kín” thành một mô hình mở nhằm hướng tới nhu cầu xã hội bên ngoài. Thế thì các thầy giáo giảng dạy các môn khoa học xã hội có liên quan gì ở đây ư? Tôi tin tưởng rằng thế kỷ XXI của chúng ta sẽ là thế kỷ phát triển rực rỡ của các công nghệ nhân văn, điều này khác với thế kỷ XX – thế kỷ của vật lý và các khoa học chính xác. Ngày nay các nhà nhân văn đang đóng vai trò nổi bật xác định gương mặt của nước Nga mới. Mà nếu nói một cách hình ảnh thì lịch sử chính là hòn đá nền móng để xây dựng nhà nước trên đó. Lịch sử – đó là công cụ phát triển hệ thống nhà nước.

– Chính vì thế mà người ta hay viết lại lịch sử của chúng ta quá …

– Vâng, lịch sử nước Nga – đó là một môn học rất phức tạp. Một thời gian dài môn học này giống như là con tin của nền chính trị nước Nga. Nhưng mặt khác, quốc gia phải chăm lo đến lịch sử của mình. Có thể nhại theo một câu ngạn ngữ để nói rằng, nếu như một quốc gia mà không chăm lo đến lịch sử của mình thì các nước khác sẽ chăm lo đến lịch sử ấy. Và đã có những cố gắng làm điều đó trong thời gian gần đây nhất. Nhưng nước Nga – đó là một đất nước tự nó đã đầy đủ, và nước Nga hoàn toàn có thể và phải tự mình giải quyết với lịch sử phức tạp của mình.

Ở đây hoàn toàn không có nghĩa là lại một lần nữa viết lại lịch sử, im lặng bỏ qua những sự kiện không phù hợp, hay là viết một cuốn sách duy nhất đúng với cách giải thích duy nhất đúng cho các sự kiện lịch sử. Tôi tin tưởng rằng ngày nay không thể áp đặt quan điểm đánh giá lịch sử hiện đại cho bất kỳ ai, trong đó có cả những quan điểm mà chính quyền hiện nay cho là đúng đắn. Không, trước hết chúng ta cần những sự kiện khách quan tối đa. Chúng ta cần phải nhận thức được chính mình, nhận thức được đất nước mà chúng ta đang sống trong đó. Chúng ta có mọi cơ sở để tự hào bởi đất nước của mình, và tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng để cho sách giáo khoa phải cung cấp những tri thức khách quan cho cả học sinh lẫn thầy giáo. Và cũng rất quan trọng – để cho những tri thức ấy phải giáo dục công dân của đất nước, mặc dù vẫn để cho họ tự do tư tưởng.

– Vậy thì lịch sử nước Nga mới cần phải giáo dục điều gì?

– Trước hết, lịch sử cần phải cung cấp nền tảng đạo đức. Nếu như con người ta biết và hiểu lịch sử dân tộc mình, thì anh ta sẽ có khả năng tự mình xây dựng nền tảng đạo đức cho cách cư xử của mình.

Thứ hai, lịch sử phải giáo dục sự khoan dung, tha thứ (толерантность). Nước Nga có nhiều thế kỷ kinh nghiệm chung sống hòa bình của những người thuộc các dân tộc và tôn giáo khác nhau. Và kinh nghiệm gần đây của thế kỷ XX phải cho tất cả thấy rõ, sự từ chối những nguyên tắ
c này có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp như thế nào.

Và cuối cùng, chúng ta phải dạy cho học sinh phương pháp lịch sử, cách tiếp cận lịch sử (историзм), đưa đến nhận thức sự kiện rằng, thành công cá nhân của anh luôn luôn phụ thuộc vào thành công của đất nước.

– Bộ trưởng nói rằng, Bộ Giáo dục không quan tâm đến việc xuất bản một cuốn sách giáo khoa duy nhất với phương án đúng của lịch sử. Vậy thì làm sao đạt được mục đích để cho bao nhiêu tác giả của các cuốn sách giáo khoa và giáo trình dùng trong trường phổ thông hành động theo hướng cần thiết (hay là hướng nhà nước thì cũng thế)?

Bộ Giáo dục Nga hiện tại đã xiết chặt hơn nữa các yêu cầu đối với sách giáo khoa. Tôi tin tưởng rằng số lượng sách giáo khoa có thể và phải là vài cuốn khác nhau, nhưng chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ, mà trước hết là tiêu chuẩn khách quan. Hiện nay chúng tôi đang mời các đại diện tốt nhất của nền khoa học lịch sử nước nhà làm công tác thẩm định sách giáo khoa. Những học giả này cần phải cắt bỏ khỏi các tài liệu giảng dạy những sai sót thực tế khủng khiếp, và phải làm cho sách giáo khoa không bị chính trị hóa. Hãy để cho các học sinh tự đánh giá quá khứ của đất nước mình.

Ý kiến độc giả

“Đối với trẻ em bây giờ lịch sử Tổ quốc Nga – đó toàn là những bi kịch và sự sợ hãi, dường như suốt 100 năm qua chẳng có điều gì tốt lành cả. Điều đó là không đúng, bởi vì tất cả trẻ em đều muốn tự hào bởi đất nước của mình“.

Vladislav Golovanov, giáo viên, Yakutia

Người ta nói với chúng ta: các vị đã chối từ chủ nghĩa cộng sản và đang xây dựng nền dân chủ. Và chúng tôi sẽ phán xử các vị, về việc các vị sẽ xây dựng cái nền dân chủ ấy khi nào xong, và xây dựng như thế nào. Nhưng mỗi một quốc gia có nền văn hóa chính trị riêng của mình, điều này đúng cả nước Nga nữa, và không đ ý đến nó thì chả làm được gì cả đâu!

Leonid Polyakov, trưởng bộ môn chính trị học đại cương, Trường Đại học Kinh tế (ВШЭ).

Ai kiểm soát được quá khứ thì người đó kiểm soát được hiện tại và tương lai“.

Oksana GamanGolutvina, giáo sư Học viện Hành chính nhà nước Nga.

Mặc dù có những tra
ng ảm đạm trong giai đoạn đầu của Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, thì tất cả chúng ta vẫn có thể có một sự nhất trí, đ viết về sự kiện này trong tư tưởng lòng yêu nước, và trách nhiệm công dân“.

Aleksandr Chuburian, Viện trưởng Viện Lịch sử Thế giới, Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Cứ y như là thực hiện đơn đặt hàng về việc thủ tiêu cảm giác có lỗi, ngày nay từ lịch sử người ta vứt bỏ hết những gì không liên quan đến chuỗi chiến thắng vĩ đại“.

Irina Shcherbakova, Giám đốc Trung tâm lịch sử truyền miệng và tiểu sử xã hộiMemorial

Leave a comment