Khúc hát người con gái di gan – Yacob Polonsky

Vốn đây là một bài thơ của Yacob Polonsky được Piotr Tchaikovsky phổ nhạc. Mình chưa kiếm ra bản thu âm nào có chất lượng khá, nên giới thiệu bản youtube của Irina Arkhipova

Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840-1893) , “Pesn’ Cyganki”, op. 60 (Двенадцать романсов = Dvenadcat’ romansov (Twelve romances)) no. 7 (1886).

Download: chưa có link 

Lan man một tẹo, nhân cái “xì căng đan” em Minh Hằng nào đó “mượn giọng” ca sĩ Lan Anh, nhiều nhà chuyên môn nhảy vào phân tích làm mình (một đứa mù nhạc hoàn toàn) buồn cười quá. Đặc biệt là câu “phải đẳng cấp quốc tế mới hát được nốt mí ấy” – ối giời ạ, thế thì các Cossotto, Obraztsova, Arkhipova, Simionato, Berganza vân vân là đẳng cấp ao làng chắc. À quên, còn một đống huyền thoại giọng nữ cao cả đời chẳng bao giờ lên đến nốt mí ấy như Caballe, Freni, Tebaldi, Nilsson, vân vân và vân vân  (đoạn này là để câu view, thứ tự các ca sĩ được nhắc đến ở đây là ngẫu nhiên, theo độ …phởn của Nina và Figaro, chẳng có phân theo độ vĩ đại gì đâu nhé).

Continue reading

Kiều nữ và tóc xoăn

Đúng ra thì phải viết là tóc xoăn và kiều nữ mới đúng tôn ti trật tự, nhưng hôm qua ngày 8/3 cơ mà…

Thật ra mà nói, kiều nữ và tóc xoăn cũng chẳng có gì chung, ngoại trừ việc họ đều thuộc đẳng cấp ngôi sao. Nhưng kiều nữ thì mới vào hàng ngũ ấy vài năm trước, còn tóc xoăn thì ở đó từ khi kiều nữ còn ẵm ngửa. Đến tận giờ tóc xoăn cũng vẫn chưa chịu rời hàng ngũ siêu sao, dù rằng trước đây thì chàng có thể chọn lựa hát bất kỳ vai tenor gì chàng muốn, còn bây giờ, chàng hát bất kỳ vai nào giọng chàng còn có thể hát, có tính đến chuyện dịch xuống hẳn một tông.

Và trong cuộc đời nghệ sĩ dài dằng dặc của chàng, danh sách các bạn tình trên sân khấu của tóc xoăn cũng chẳng thua kém catalogo của Leporello – lúc trẻ chàng hát với các bà, về già chàng hát với các cháu, và danh sách tổng hợp thì có lẽ chính tóc xoăn cũng chẳng nhớ hết. Nhưng một vài prima donna và seconda donna nổi bật nhất thì chàng cũng có nhắc tới trong mấy quyển hồi ký.

Có điều trong danh sách đó không có nữ hoàng – khi chàng lên đẳng cấp sao thì nữ hoàng đã mất giọng. Cũng chưa có kiều nữ, cái này là do … số phận, và do khoảng cách 30 năm tuổi tác.

Và kiều nữ cũng chẳng hề tham gia cái công tôm Operalia nổi tiếng của tóc xoăn. Dù chàng tự hào là công tôm ấy cung cấp một cơ số ngôi sao cho nghệ thuật opera của thế giới, thì kiều nữ cũng chả tham gia nó trước đây, còn bây giờ thì nàng đã chả cần. Mặc dù vậy, một số nhà báo sa lông vẫn cứ nhét tên kiều nữ vào danh sách các ngôi sao thành danh từ công tôm ấy, ở giữa anh chồng hờ trên sân khấu, và anh chồng thật ngoài đời.

Cho nên họ có gì chung để mình viết note này? Cũng chẳng có mấy :).

À mà có đấy, họ đều có sức hút sân khấu nổi bật. Như ở cái clip này – với anh chồng hờ của nàng 🙂


Dein ist mein ganzes Herz

Domingo, Netrebko, Villazon –  Live at the Waldbuhne

Mặc dù ai mà biết đâu đấy. Có thể nàng vẫn còn hát Violetta khi chàng sẽ hát vai ông bố Germont. Có thể nàng sẽ hát Leonora khi tóc xoăn sẽ hát vai bá tước di Luna. Có thể là chàng còn kịp hát mấy vai này trước khi chịu giã từ sân khấu. Mặc dù, thói quen gần 50 năm hát các vai tenor hơi gây trở ngại cho chàng, vì chàng vẫn quen nhìn vào mắt soprano khi hát. Nhưng bây giờ chàng không còn hát vai người tình nữa rồi, mà là vai bố, anh của người tình, thậm chí là kẻ thứ ba chia uyên rẽ thúy.

Còn nguyên nhân mình viết note này? Là do hôm qua bạn Figaro Mèo Hư vừa tuôn trào cảm xúc về hai nhân vật chính 🙂

Giọt lệ – tác giả vô danh

Bài này ngộ quá, chẳng rõ bác Sviridov phổ nhạc thành gì, chắc là chị Obraztsova thế nào cũng hát…, nhưng mình chưa tìm ra, mà cũng chưa download được. Trong bài có mấy chữ không rõ là gì, đành phải chém tạm 🙂

Giọt lệ

Tác giả vô danh

Có một bác xà ích
Đánh xe đi trên đường,
Bỗng dưng bác buồn bã
Và một giọt lệ tuôn.
Giọt lệ đắng chứa chan,
Ngã xuống từ trên má
Lăn xuống áo caph-tan.
Rồi trượt xuống xà cạp
Và tiếp theo giọt lệ
Rơi vào chiếc ủng da
Gặp đế ủng – xuyên qua
Và lệ rơi xuống cát,
Giọt lệ cay đắng ấy,
Bên bờ kênh cạnh nhà
Của Nastaxia
Giọt lệ nằm trên cát,
Khi bác lao công đến,
Mặc chiếc áo đỏ tươi,
Quần thêu rắn ngời ngời,
Ủng thì thật mê tơi
Có cả dây buộc nối,
Có cả vợ chưa cưới,
Tên bác là Erem

Слеза

Неизвестный автор

Ехал, ехал раз извозчик,
Ехал, ехал да взгрустнул,
И слеза его горючады
Покатилася на щеку.
Со щеки она упала
И попала дь на кафтан.
С кафтана-то соскочила
И попалады на портки,
А с портков слеза
Упала прямо в валеный сапог,
Скрозь подметку просочилася
И упалады на песок.
На песок она упала,
Та горючая слеза,
У канавы возле дома,
Где Настасьюшка жила.
На песке слеза лежала,
Пока дворник не подмел.
Дворник в красной был рубахе,
Брюки писаны змеей,
Сапоги-то с бацацирой,
А калоши с ремешком,
А в деревне-то невеста,
И зовут его Ерём.

Những cặp mắt xuân xanh biếc – Mikhailov

Bài này ngẫu nhiên mình dịch cũng khá lâu rồi. Hôm trước ngồi họp, tìm trong recmusic lại ra đúng nó (thì bài ngắn mà), thế nhưng trong khi dịch cứ có cảm giác … quen biết. Mình tìm lại thì ra bài cũ, mà hồi đó mình dịch còn chính xác hơn bây giờ mới buồn cười 🙂  Continue reading