222 năm chữ cái “ё”

Natalia Eliseeva (Strana.ru)

Ngày 28 tháng 11 năm 2005 chữ cái “nghi thức” nhất và chịu nhiều đau khổ nhất của tiếng Nga tròn 222 tuổi. Hiện nay chữ cái “ё” không được coi là thời thượng lắm: đại đa số sách báo thay chữ này bằng chữ “е“, mà cả những “người sử dụng” bình thường cũng quên dần đi về sự tồn tại của chữ cái này. Mặc dù vậy, trong những năm tháng “cuộc đời” mình, chữ cái này đã trải qua nhiều điều lắm.

Lịch sử của chữ cái “ё“, chữ cái mà thiếu nó thì không thể nào viết được rất nhiều từ của cái ngôn ngữ “vĩ đại và hùng mạnh” – tiếng Nga, được bắt đầu vào ngày 29 (18) tháng 11 năm 1783 ở nhà của Giám đốc Viện Hàn lâm Khoa học Peterburg, nữ công tước Ekaterina Đaskova. Ngày hôm đó diễn ra một trong những cuộc họp đầu tiên của Viện Hàn lâm Ngôn ngữ mới được thành lập cách đó không lâu. Trong cuộc họp này các thành viên thảo luận Dự án Từ điển Slavơ – Nga giải nghĩa đầu. Và trong cuộc họp đó, chính bà Ekaterina Đaskova đã đề nghị đưa thêm một chữ cái mới vào bảng chữ cái Nga. Bà nhận xét rằng “thực tế người ta đã quen nói thế” và đề nghị sử dụng “io hay ioт để ký hiệu các từ ngữ, âm tiết, bắt đầu bằng phụ âm này, như матiорый, iолка, iож, iол (шлюпка)”.

Thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học, Giám mục Gavriil của Novgorod va Saint-Peterburg đã nghiên cứu sự hợp lý của việc xuất hiện chữ cái mới này. Đến tháng 11 năm 1784 thì chữ cái này đã được chính quyền chính thức thừa nhận, nhưng trong sách báo thì mãi tới năm 1795 chữ cái này mới xuất hiện trong tuyển tập của nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng Ivan Đmitriev “Những chuyện vặt của tôi”, còn những công sức của nhà văn, nhà sử học Nhicôlai Karamzin đã khiến cho tới năm 1797 thì chữ cái “ё” đã được sử dụng rộng rãi.

Tuy nhiên ngay trong thế kỷ sau đã xuất hiện xu hướng đơn giản hóa chữ viết, điều này đã dẫn đến sự đồng hóa các chữ cái “е” và “ё“. Nói chung thì trong sách báo người ta chỉ viết chữ “ё” khi cần làm rõ ý nghĩa của từ hoặc câu, khi viết các danh từ riêng nước ngoài. Việc thiếu những quy định luật pháp đặc biệt về chữ cái “ё” đã làm cho việc sử dụng chữ cái này không hẳn là bắt buộc.

Chỉ đến tháng 5 năm 1917 mới diễn ra cuộc họp của các nhà ngôn ngữ học, tại đó đã thảo luận và thông qua nghị quyết về cải cách chính tả Nga. Nghị quyết này cũng có một lịch sử lý thú – vốn không được Chính phủ Lâm thời thông qua, sau này nghị quyết đã trở thànhSắc lệnh về chính tả mớinổi tiếng, được Hội đồng Dân ủy thông qua vào ngày 10 tháng 10 năm 1918. Chính phủ Xô viết non trẻ đã xóa bỏ những chữ phi ta, yat, izitsa (фита, ять и ижица trong bảng chữ cái Nga cổ và hạn chế việc sử dụng dấu cứng. Cũng trong sắc lệnh đó đã ghi nhậnthừa nhận rằng sử dụng chữ cái “ё” là cần thiết, nhưng không bắt buộc”.

Có thể là đáng ngạc nhiên, nhưng chữ cái cái “ё” chịu nhiều đau khổ này lại được nhắc tới trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, vào đúng những ngày tháng gay cấn nhất của trận đánh Stalingrad. Quyết định của Dân ủy Giáo dục ngày 24 tháng 12 năm 1942 đã khiến cho việc sử dụng chữ cái “ё” trở thành bắt buộc trong trường học. Năm 1945 một cuốc sổ tay đặc biệt về sử dụng chữ cái “ё”. Ngay
lập tức cuốn sổ tay này trở thành một cuốn sách quý hiếm, và ngày nay chỉ có thể tìm thấy nó những người thu thập sách cũ.

Nhưng rồi dần dần chữ cái này biến đi khỏi những hàng chữ viết. Trong hàng loạt ấn phẩm người ta ngày càng hay viết chữ cái “е” thay cho chữ cái “ё”, và kết quả là xuất hiện hai cách viết của một số từ: “жолудьvà “жёлудь“, “шопотvà “шёпот“. Tới năm 1956 thì Ủy ban Chính tả đặc biệt của Chính phủ đã xuất bảnCác quy tắc chính tả và ngắt câu tiếng Nga”. Trong đó đã thống nhất cách viết các từ dạng nàychỉ còn lại cách viết với chữ cái “ё”. Mặc dù vậy chữ cái này càng ngày càng được sử dụng ít hơn, và ngày nay có lẽ chỉ còn lại trong các tái bản hàn lâm các tác phẩm văn học cổ điển Nga và từ điển bách khoa toàn thư.

Trong chính tả hiện đại thì thường thường người ta không biết chữ “ё”, còn trên các bàn phím máy tính thì chữ cái này hoặc bị đuổi lên tận góc trên cùng bên trái, hoặc là hoàn toàn vắng bóng. Bản thân thế hệ @ hoàn toàn có thể đồng ý với nhận định sauChữ cái Ё không phải là chữ cái. Đó là chữ cái “е” với dấu tách âm (dấu hai chấm bên trên, dấu biến âm sắc). Sử dụng chữ cái này mọi nơi là cưỡng chế người đọc”. Tuy nhiên chữ cái “ё” vẫn có những người bảo vệ trong số các nhà văn Nga, ví dụ Vasily Aksionov (Василий Аксёнов) hay Alekxandr Xôgiênhitxưn. Ít ra thì chữ cái này cũng có trong họ của nhà văn thứ nhất và trong tất cả các tác phẩm của cả hai nhà văn này.

Nói chung thì cuộc tranh luận về ý nghĩa và giá trịnghi thứccủa cái chữ cái độc đáo này đến nay vẫn còn đang rất sôi động. Giữa những người ủng hộ chữ cái này thậm chí còn có thể gặp khẳng định rằng không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1918 trong bảng chữ cái tiếng Nga lại có đúng 33 chữ cái, số lượng 33 này tự nó đã là biểu tượng rồi. Còn chữ cái “ё” trong bảng chữ cái này lại chiếm vị trí thứ bảy, một vị trí hiển nhiên là thiêng liêng. Nhưng những người phản đối cũng có thể trả lời hài hướcTrước năm 1917 thì vị trí thứ bảy thiêng liêng trong bảng chữ cái gồm 35 chữ cái ấy lại là chữ cái “ж” rất báng bổ ”.

Các chuyên gia đã tính rằng trong số 160 ngàn từ của tiếng Nga (con số này là bình thường đối với các từ điển chính tả) thì có gần 10 ngàn từ và hình thái có chứa chữ cái “ё”. Các nhà ngôn ngữ học khẳng định rằng việc bỏ qua chữ cái nàysẽ dẫn đến những bóp mép lệch lạc tiếng Nga khủng khiếp, dẫn đến những sự nhầm lẫn và không xác định, đọc sai mà rồi những lỗi sai này sẽ được chăp nhận. Chúng sẽ động đến tất cảcả một khối lượng lớn tên riêng, lẫn những danh từ chung”. Những người quan tâm đến chữ viết Nga sẽ vung tay thất vọng, vì sẽ không còn ai biết phải đọc thế nào mới đúngRiselio hay Riselie (Ришельё или Ришелье). Tất nhiên là hiện nay thì vẫn chưa ai nói Khrusev thay vì Khrusov, Gorbachev thay vì Gorbachov (Хрущёв, Горбачёв) …. Vẫn còn loại sô cô laAlionka” (“Алёнка”), và mọi người vẫn còn nhớ đếnChú Stiopa” (“Дядя Стёпу”), còn thành phố vinh quang Ulianovskquê hương của Nhicôlai Karamzin thì người ta đã dựng một đài kỷ niệm bằng đá granit cho chữ cái “ё” nhân dịp 200 năm ngày sinh nhật của nó – chắc là dành riêng cho những ai hay quên.


—————
Dịch từ nguồn http://www.strana.ru/stories/02/04/16/2741/266353.html

Tự dưng hôm nay tìm thấy bản dịch này của mình, phải đưa lên kẻo quên, đồng thời giải thích luôn cho cái ảnh biểu tượng của mình chứ nhỉ …

3 thoughts on “222 năm chữ cái “ё”

  1. Thực tế thì báo chí (nhất là báo điện tử) Nga bây giờ toàn dùng e thay cho ё. Ngay chị hôm nay mới tìm xem chữ cái ё đó nằm ở chỗ nào 😀

Leave a reply to Nina Cancel reply